background img

Bài viết mới

Tượng phật di lặc đứng trên rùa

Biểu tượng rùa trong phong thủy được cho là linh vật vượng tại, có thể giúp gia chủ mang lại tài lộc. Những người làm ăn kinh doanh thường đặt con vật này trong nhà với tác dụng cầu tài lộc, hóa sát khí và mang lại bình an.

Hình tượng Phật di lặc từ bao đời nay được cho là mang lại sự vui vẻ và may mắn, vì niềm vui duy nhất của Phật di lặc là hóa giải nỗi buồn của người khác thành niềm vui cho chính họ. Khi kết hợp hình tượng của rùa và Phật di lặc để tạo thành tượng Phật di lặc đứng trên rùa sẽ càng làm tượng phát huy rõ hơn về sức mạnh của mình, mang lại sự bình an, hóa giải những điều chẳng lành giúp gia chủ.

Cùng với đó, việc mà Phật di lặc đứng trên lưng rùa càng làm tăng thêm cốt cách của Ngài khi sử dụng một linh vật linh thiêng như rùa. Bên cạnh đó, chất liệu từ đá cộng với khả năng của các nghệ nhân để tạo nên một bứctượng phật di lặc đứng trên rùa đẹp cũng là điều quan trọng


Tượng Phât Di Lặc bằng đá trắng

Theo kinh điển phật pháp, Phật Di Lặc là vị Phật xuất hiện cuối cùng tại trái đất. Ban đầu ngài chỉ là một vị Bồ Tát nhưng sau đó ngài giảng dạy và giáo hóa chúng sinh, khi công đức viên mãn thì ngộ Phật. Tượng đá Phật Di Lặc hiện nay là một trong những mô hình tượng đá thông dụng được nhiều người biết đến và chọn lựa, nhiều người ưa chuộng tượng đá Phật Di Lặc không chỉ vì yếu tố tâm linh mà còn cả về hình thức độc đáo, luôn nở nụ cười giúp người nhìn cảm thấy thoải mái hơn ở tượng.

Bên canh đó, ngoài mẫu mã và hình dáng thì chất liệu cũng là một trong những điều khiến mọi khách hàng khi muốn mua tượng đều chú ý đến. Và chất liệu đá, đặc biệt là loại đá trắng có thể đáp ứng được những nhu cầu về độ bền, lẫn màu sắc cho tới các đường nét của tượng đá Phật Di Lặc đẹp.

Dưới bàn tay điêu luyện và chuyên nghiệp của những người thợ tạc tượng cùng với chất liệu cực kì thông dụng và được ưa chuộng trong khu vực châu Á, đã tạo nên một bức tượng Phât Di Lặc bằng đá trắng đẹp.


Tượng phật di lặc bằng đá cam

Phật Di Lặc luôn được biết đến với hình tượng của vị phật hay cười. Chính vì vậy, khi thực hiện lại hình tượng này trên chất liệu đá sẽ phải thể hiện cho ra được sự vui cười của ngài thì mới có thể gọi đó là một bứctượng phật Di Lặc đẹp.
Nềm vui duy nhất của Phật Di Lặc có được đó chính là biến nỗi muộn phiền, u sầu của những con người phàm tục thành niềm vui, mang lại sự thoải mái và hạnh phúc cho mọi người. Vậy nên, khi trưng bày tượng Phật Di Lặc tại công ty hay trong chính ngôi nhà của gia chủ, nhất định sẽ mang lại bình an, tài lộc và dễ dàng thăng quan tiến chức.

Đặc biệt với chất liệu bằng đá cam, đây được cho là chất liệu mang màu sắc mới lạ hiện nay, khi mà các loại tượng với những màu trắng đơn giản không thu hút được những vị khách ưa chuộng sự độc đáo, nhất định bứctượng phật di lặc bằng đá cam sẽ mang đến sức sống và cái thần thái đặc trưng của vị phật cuối cùng là phật Di Lặc.

Tượng phật quan âm đá non nước

Phật Quan Âm luôn được biết đến như một vị Phật chuyên cứu khổ cứu nạn cho chúng sinh. Đây là vị Quan Âm cầm bình nước cam lồ để rảy nước mang lại sự mát mẻ cho nhân gian, xua tan đi cái nóng nực, hạn hán.

Tượng Phật Quan Âm thường được đặt ở bàn thờ Phật hoặc giữa gian phòng chính, những phương hướng phong thủy không tốt. Tuyệt đối không được đặt tượng Phật ở những nơi tối tăm, ô uế vì như vậy sẽ được xem là bất kính với Phật Quan Âm. Chất liệu cũng là điều quan trọng để chế tác nên một bức tượng Phật Quan Âm đẹp.

Với chất liệu đá non nước có sẵn trong tự nhiên được khai thác ngay tại địa phương, ban đầu đây chỉ là những khối đá vô tri, vô giác, nhưng với sự hình thành lâu đời của làng đá non nước, cùng với sự chuyên nghiệp và cả cái tâm của những nghệ nhân chế tác tại đây, nhất định sẽ tạo nên được một bức tượng Phật Quan Âm đá non nước có thể chiều lòng các vị khách khó tính nhất.

Tượng quan âm đá cẩm thạch

Quan Âm hay còn được gọi đầy đủ là Quan Thế Âm nghĩa là “Đấng quan chiếu âm thanh của thế gian”, là vị Bồ Tát hiện thân cho lòng từ bi, diệu hiền của tất cả các chư Phật. Được miêu tả, khắc họa trong nhiều nền văn hóa khác nhau của mỗi nơi, ở cả thân nam giới như quan niệm của người Trung Quốc nhưng ở Việt Nam, Phật Quan Âm được biết đến là nữ giới. Ngài là một trong những vị Bồ Tát được thờ cúng chính thức, rộng rãi trong Phật giáo Đại thừa cũng như không chính thức trong Phật giáo Nguyên thủy.

Còn đá cẩm thạch là loại đá quý và rất được ưa chuộng tại thị trường châu Á, vì độ bền và đẹp của nó. Chúng có độ cứng thấp hơn nhiều loại đá quý khác như kim cương, nhưng vì có cấu tạo đặc biệt từ các vi sợi và hạt nên chúng có được độ dai chắc cao nhất. Chính vì vậy khi dùng đá cẩm thạch để thực hiện nên một tác phẩm tượng Quan Âm sẽ tạo cho bức tượng có được độ bền chắc và toát lên phong thái cao quý của Phật Quan Âm.

Tượng quan âm ngồi tòa sen

Phật Quan Âm được biết đến như là vị Bồ Tát có thần lực nhất, chỉ đứng sau Phật Tổ. Khi nhắc tới Quan Âm, nhiều người sẽ nghĩ đến hình ảnh ngài luôn cứu khổ cứu nạn, đưa con người ra khỏi sự lầm than. Có rất nhiều hiện thân của Phật Quan Âm, nhưng riêng về tượng Phật Quan Âm ngồi tòa sen lại là hiện thân để cứu độ chúng sinh nhất là trong các nạn lửa, nước, quỷ dữ và đao kiếm, khiến người phàm trần cảm nhận được sự gần gũi, thân thiết như một người mẹ hiền.

Xu hướng làm tượng Phật Quan Âm hiện nay đang đang rất phát triển, một ngôi nhà cũng rất cần đến một bức tượng để trưng bày, không chỉ bởi điều này có thể tạo nên sự thẩm mỹ, mà đây còn là cách để bảo vệ cho gia chủ cũng như những người thân trong gia đình, nhằm trách khỏi những hung khí cũng như để cầu chúc phước lành và sự may mắn.
Những người phụ nữ thường gặp khó khăn trong vấn đề sinh nở cũng hay khẩn cầu Phật Quan Âm để được nguyện ý.

Tượng bồ tát cưỡi trên lưng voi

Vị bồ tát luôn được gắn liền với hình ảnh cưỡi voi được dân gian gọi là Phổ Hiển bồ tát. Có thể nói Phổ Hiển bồ tát là vị bồ tát trợ duyên giáo hóa đắc lực nhất và có nhân duyên giáo hóa đối với tất cả chúng sinh.

Tượng bồ tát ngồi trên lưng voi biểu thị ước nguyện rộng lớn, voi là loài vật có sức mạnh, có thể chuyên chở vật và người từ nơi này sang nơi khác. Hình ảnh tượng bồ tát ngồi trên lưng voi mang ý nghĩa Ngài là vị bồ tát tượng trưng cho lý trí, từ bi với tâm hồn vững mạnh, hoàn toàn thanh tịnh. Mọi người thờ Ngài là vì chân lý ngay thẳng, không nề hà mệt nhọc vẫn say sưa cứu vớt chúng sinh không ngừng.

Ngày nay, tượng bồ tát đẹp rất được ưa chuộng. Đặc biệt là tượng bồ tát cưỡi trên lưng voi với từng đường nét tinh xảo, bắt mắt. Nhiều người sử dụng tượng không còn chỉ giới hạn trong mục đích tâm linh cho tâm hồn thanh thản, mang lại bình an, mà còn để trang trí trong khuôn viên nơi ở của mình.

Tượng tế công bằng đá vàng


Tế Công hay còn gọi là Tế Ðiên hòa thượng hoặc Tế Điên hoạt Phật (tên thật Lý Đạo Tế) là một nhân vật có thật và cũng là nhân vật trong tác phẩm văn học dân gian Trung Quốc, kể lại sự tích một vị Thiền sư thuộc phái Dương Kỳ, tông Lâm Tế, sống vào đời Tống. Ông là 1 pháp sư rất giỏi chuyên trừ tà bắt ma,  giúp đỡ những kẻ khốn cùng, viện trợ người đang hoạn nạn và thỉnh thoảng còn cứu mạng họ. Cuộc sống của vị Thiền sư này có nhiều điều kỳ bí khác đời với đời sống tu hành của Tăng chúng đương thời. Tính tình ông cuồng phóng, thích rượu, thích thịt, người đời gọi ông là “Tế Ðiên”, nhưng ông lại là người rất “tỉnh”, từ bi. Ngày nay nhiều người dân  thờ phụng Tế công nhứ 1 vị thần trong nhà.

Theo các nhà phong thủy, Tượng Tế Công bằng đá vàng( đá cẩm thạch vàng) là tốt nhất để trấn tà trừ ma đặc biệt là những ngôi nhà hoăc mảnh đất có vong thường xuyên lui tới hoặc nhưng mảnh đất dữ gần nghĩa trang nghĩa địa.


Tượng bồ tát đá cẩm thạch

Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến từ bi cứu khổ mà hình ảnh tiêu biểu trong mọi trái tim của những người con Phật không ai khác hơn là các đức Bồ Tát. Mỗi khi nói về các đức bồ tát, tựa hồ chúng ta không ai dám cho là mình đã hiểu biết đầy đủ tất cả bởi có rất nhiều điều huyền bí cùng với đó, năng lực tâm linh hạnh nguyện suốt đời phụng sự vì nhân loại, vũ trụ, ngài đã đem tình yêu thương trải khắp muôn loài chúng sinh, đem suối nguồn yêu thương hạnh phúc, an lành cho trái đất.

Hiểu được người Việt Nam có tâm chí thành, luôn hướng về Phật pháp, luôn hướng về Bồ Tát nghĩa là luôn hướng về những điều thiện nguyện, sống tốt đời đẹp đạo, mong cầu sự bình an, hạnh phúc, cho nên các nghệ nhân tại làng đá non nước (Đà Nẵng) đã dùng tài nghệ của mình đẽo gọn những phiến đá cẩm thạch thiên nhiên tạc nên tượng bồ tát đá cẩm thạch để tôn vẻ đẹp thanh cao, linh thiêng của Ngài. Tượng bồ tát đá cẩm thạch của làng Non Nước thường được mọi người yêu mến được tôn thờ tại gia hoặc đình, chùa, miếu mạo.

Tượng sư tử đá

Hình tượng sư tử đá được yêu chuộng do trong muôn loài đây là loại động vật mang đặc tính hung hăng, không sợ các loài thú khác. Trong phong thủy, tượng sư tử đá dùng để hóa giải hình sát mang đến sự bảo hộ và cả sức mạnh tài chính rất mạnh mẽ. Người ta hường thì dùng tượng sư tử đá bài để trí những nơi cần thiết nhằm tăng uy quyền cho chủ gia và người ở trong gia đình, ngoại thất có những xung sát bất lợi như góc nhà, cửa nhà, và hướng bất lợi… Tượng sư tử đá thường phù hợp với những người làm nghề hành pháp, diễn viên, môi giới.

Các nhà phong thủy cũng khuyên tuyệt đối không đặt tượng sư tử đá hướng vào trong nhà cũng như không được quay vào cửa phòng chính hay các cửa phòng khác. Nếu vì lý do nào đó phải đặt tượng sư tử đá trong nhà, tốt nhất là nên đối diện với cửa lớn, mặt hướng ra ngoài. Tượng sư tử đá cũng có thể đặt ở mép ngoài cửa sổ nhưng phải dùng keo dính hoặc xi măng gắn chặt không để xê dịch hoặc bị rơi.

Tượng sư tử đá phong thủy

Chịu ảnh hưởng sâu sắc và mạnh mẽ từ Ấn Độ và Trung Hoa, hình tượng sư tử đá phong thủy rất phổ biến trong văn hóa tín ngưỡng Việt. Tượng sư tử đá phong thủy với ý nghĩa trông giữ cửa đền miếu, đình, chùa, cửa công quyền, nhà quyền qúy hù doạ người qua đường, con nít, kẻ bất lương yếu bóng vía. Một cặp sư tử đá gác cổng sẽ giúp loại bỏ người có dụng ý xấu, làm hại hoặc ngăn cản công việc của những người trong ngôi nhà sẽ bị ngăn không thể vào trong.

Tượng sư tử đá phong thủy được chế tác từ các loại đá trắng, vàng, xanh…. với hình dáng sinh động như hình tượng sư tử ngậm ngọc được chạm khắc tinh xảo, thấy rõ những nét đặc trưng của sư tử với đầy đủ oai linh nhưng không dữ tợn, miệng rộng ngậm ngọc tượng trưng cho những sự may mắn quý giá mà như đang cười, bộ răng tương đối bằng mà không sắc nhọn hay hình tượng sư tử đá được tạc dưới chân bệ thờ Phật trong thượng điện ở chùa cũng có ý nghĩa có nhiều sức mạnh tuân phục, hỗ trợ, mang tải…

Tượng sư tử đá nhập khẩu

Được cho là có khả năng tuyệt vời bảo vệ các chốn linh thiêng và mang những hình dáng đẹp, mới lạ so với việc tạo hình cũ, những cặp sư tử đá nhập khẩu là một trong mặt hàng tượng sư tử đá bán rất chạy, được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam

Những con sư tử đá nhập khẩu đến từ châu Âu đã được người thợ chế tác trong xưởng quan tâm sản xuất theo nhu cầu của khách hàng. Tạo hình sư tử nhập khẩu khác tạo hình sư tử trong nước ở cách xử lý hình khối ở phần đuôi và nét biểu hiện dữ dằn phô trương uy dũng. Đuôi tượng sư tử đá nhập khẩu  thường dựng lên, xòe ra tua tủa, thậm chí được cách điệu để giống như một bó đuốc ngùn ngụt lửa rất mềm mại, uyển chuyển, đều đặn. Hiện nay nhiều gia đình bài trí những bức tượng sự tử đá nhập khẩu to lớn ở hai bên cửa chính hoặc dọc theo lối vào các dinh thự và đôi khi cũng có thể gặp tượng sư tử đá bảo vệ phần mộ của tổ tiên.


Sư tử bẳng đá cẩm thạch xám

Tượng sư tử tượng trưng cho vinh quang, nâng cao vị thế của người đứng đầu công ty và các ông chủ trong gia đình, giúp họ trở nên dẻo dai, bền bỉ, tỉnh táo và có khả năng đối đầu với mọi khó khăn, mang lại thành công. Cẩm thạch là loại đá quý rất được ưa chuộng ở khu vực châu Á, nhất là người dân Việt Nam. Đá cẩm thạch nhờ cấu tạo vi sợi và hạt nên chúng có độ dai chắc cao nhất. Tượng sư tử bằng đá cẩm thạch xám vì thế cũng được ưa chuộng nhờ sự kết hợp tinh tế giữa hình tượng oai phong lẫm liệt của vị chúa sơn lâm và loại đá tuyệt đẹp sinh từ đất.

Khi đặt hai bên cửa chính, tượng sư tử bằng đá cẩm thạch xám được cho là có khả năng hóa giải tà khí, xua đuổi những kẻ ác ý, nuôi dưỡng khí đi vào tòa nhà và mang theo hạnh phúc, may mắn. chúng giúp ngăn ngừa trộm cướp, cải thiện phong thủy lối vào nhà. Ngoài ra, Tượng sư tử bằng đá cẩm thạch xám rất dai chắc, khó bị nứt bể và dễ tẩy rửa phù hợp đặt ngòa trời trước các sảnh tòa nhà lớn, công sở, đình đền.


Sư tử đá đứng địa cầu

Hình ảnh sư tử đá đứng trên trái cầu biểu trưng cho sự thành đạt, mãn nguyện. Ngoài ra sư tử đứng trên trái cầu có ý nghĩa như vật bảo vệ giáo pháp. Những người cả tin cho rắng sư tử đá đứng trên trái cầu còn được phong bao là điềm tốt lành đến nhà, cho nên lại có câu rắng: “Sư tử vờn tú cầu, việc tốt thấy trước mắt”.

Linh vật như sư tử đá đứng trên trái cầu là đại diện tâm linh mạnh mẽ của nguồn năng lượng DƯƠNG (ấm áp,mạnh mẽ,may mắn…) có thể xua tan những năng lượng ÂM (xui xẻo,lạnh lẽo,mệt mỏi,buồn phiền…) trong các không gian của cuộc sống và kiến trúc. Vì vậy, những biểu tượng này có thể xuất hiện ở bất kì nơi đâu như nhà hàng,lăng mộ,nhà ở,đền chùa…Nó bảo vệ về mặt tâm linh và mang may mắn đến cho gia đình về một phương diện nào đó nhất định. Mỗi linh vật cụ thể sẽ mang ý nghĩa tâm linh và may mắn cụ thể khác nhau như làm ăn thuận lợi hay học hành công danh phát triển.

Sư tử đá non nước

Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) hiện là một điểm đến hấp dẫn du khách bởi thị trường đá non nước phong thủy vô cùng phong phú. Đá non nước được coi là “đá quý”có nhiều vân ngũ sắc, mang vẻ đẹp cao sang, là mặt hàng được ưa chuộng trong xây dựng và kiến trúc. Được khai thác để làm nhiều sản phẩm mỹ nghệ nổi tiếng, đầy tinh xảo. Sản phẩm chính của làng đá non nước là tượng đá trang trítượng ngườitượng muông thú

Sư tử đá là một trong linh vật trong phong thủy được làng đá non nước chế tác nhất vì nó có thể giải trừ được nhiều loại hình sát trước nhà, được nhiều người ưu chuộng. Vì vậy, sư tử đá non nước không những mang nét đẹp của đá non nước mà còn có tác dụng tăng thêm uy phong cho cơ quan nhà nước hay công ty lớn, tăng thêm sinh khí cho ngôi nhà dựa theo thuật phong thủy. Khi sắp đặt, 2 con sư tử đá non nước nhìn nhau là được. Trường hợp có 1 con vỡ thì phải thay đôi hoàn toàn mới. Tuyệt đối không dùng lại còn cũ. Đầu tư sử đá phải hướng ra ngoài cửa để ngăn chặn sát khí.

Điêu khắc sư tử đá Non Nước

Người Việt cũng dùng linh vật sư tử, nhưng có những điểm khác biệt với sư tử Trung Quốc. Tại làng đá Non Nước nổi tiếng tại Đà Nẵng đã cho ra đời nhiều linh vật kiểu Việt như nghê, sấu, voi, hổ… và nhất là sư tử đá có  cách tạo hình linh vật này hoàn toàn khác với sư tử đá Trung Quốc. Sư tử đá Non Nước thường là để gác lăng mộ, đền đài với mục đích trấn áp, nên kích thước của nó rất cao, to và thường đặt ở phía trước cổng, trước lăng mộ hoặc hoan hỉ chào đón ở lối vào, hoặc là tạo ra sự thương cảm ở các đền miếu.

Xưa kia, vào thời Nguyễn, sư tử đá Non Nước là con vật soi xét, phân biệt người ngay kẻ gian được đặt trước điện Thái Hòa (kinh thành Huế). Vì thế, dân gian Việt có câu “làm phượng thì múa, làm sư thì chầu”. Để phù hợp với chiều kích văn hóa người Việt, các nghệ nhân non nước con nghê thường nhỏ hơn sư tử đá Trung Quốc. Cái đầu thường nhìn lên, tạo sự giao cảm với con người chứ không tạo ra sự ngăn cách, thị uy như sư tử Trung Quốc. Sư tử đá làng non nước thường khắc chữ “vương” trên trán, mình mập, tròn, đầu ngẩng lên, bờm xoắn lên hoặc dựng ra phía sau, động tác mô tả thì đang vươn lên để gầm, miệng ngậm ngọc.

Sư tử bằng đá cẩm thạch

Sư tử là con vật biểu tượng cho sức mạnh nên cách tạo hình phô diễn uy lực thường tránh lối hoa mỹ, kiểu sức.  Vì vậy, ngoài bằng kim loại, nguyên liệu thường để làm các sản phẩm tượng sư tử bằng đá thường được tạo ra từ loại đá cứng- đá cẩm thạch trắng. Đây là nguyên liệu đá được sử dụng nhiều tại làng nghề chạm khắc đá vì độ bền cao và cho nhiều vân đá đẹp. Tượng sư tử bằng đá cẩm thạch được được tạo từ các khối đá granite được chạm khắc và người thợ còn áp dụng kĩ thuật gia công khối đá, làm sạch sản phẩm và nhuộm màu hoặc đánh xi.

Các sản phẩm sư tử bằng đá cẩm thạch được nhiều khách hàng rất ưa chuộng, có những thời điểm đơn đặt hàng chuyển ra không kịp, mặc dù loại hàng này có giá không rẻ, tùy thuộc vào kích thước to nhỏ. Loại nhỏ cao chừng 80cm cũng có giá trên 40 triệu đồng, đôi lớn có đôi lên tới 120 triệu đồng sử dụng nhiều tại các cơ quan doanh nghiệp, đặt trước cổng lớn để có thể bài trừ vô số các trở ngại gây ra cho công việc.


Bán tượng sư tử đá Non Nước

Mỗi dân tộc đều có  nhu cầu sử dụng những con linh vật trong các không gian tín ngưỡng. Hiện nay ngoài hệ thống tứ linh long, lân, quy, phụng,  linh vật của người Việt  còn có sư tử. Tượng sư tử đá đã có mặt từ xưa tới nay, từ gia đình đến các chốn công cộng như khách sạn, nhà hàng, công sở của các doanh nghiệp…

Tượng sư tử đá ở Việt Nam xuất hiện từ thời Lý, là một linh vật biểu trưng cho sức mạnh Phật giáo. Sư tử đá của Việt Nam tạc bằng đá tự nhiên, thậm chí, bằng đá quý rất đẹp,có tạo hình rất nuột nà, mềm mại, trang trí cực kỳ tinh mỹ, mang nhiều nét dân gian, dạng cách điệu. Đặc điểm chung của sư tử đá ngày xưa thường  mang hình thức dữ dằn, gân guốc với dáng vẻ đe dọa mang sự linh thiêng của sử tử đá để án ngữ sẽ bảo vệ gia chủ, sử tử đá giúp phát tài phát lộc…

Hiện nay, tạo hình tượng sư tử đá Non Nước thường là đầu to, thân vạm vỡ, tỷ lệ ước 1:3, ngực nở, chân mập, móng có vuốt sắc nhọn, lông đỉnh đầu nổi khối, mắt tròn miệng vuông, mũi cao răng sắc, tai nhỏ xếch ngược, ức có lông, hàm có râu, con đực đầu có bờm. Lưng có dải băng hoặc lông dài phủ kín, đuôi cũng có nhiều dạng hoặc hình chiếc lá, hình như bàn tay hoặc như búi sợi tơ, lông trước cổ xoăn, giữa ức đeo lục lạc.

Sư tử đá phong thủy

Hình ảnh sư tử đá được du nhập vào cùng Phật Giáo. Ở Tây Tạng, sư tử là linh vật  tượng trưng cho lòng dũng cảm, kiên cường và sự vui tươi vô điều kiện. Bồ tát, nhân vật thân cận nhất của Đức Phật Thích Ca, thường được miêu tả với dáng dấp trẻ trung, ngồi kiết già trên một chiếc bồ đoàn bằng hoa sen. Tay phải Bồ tát cầm một lưỡi gươm vàng trí tuệ đang bốc lửa với hàm ý chặt đứt xiềng xích của phiền não, tay trái cầm cuốn kinh Bát nhã, biểu trưng cho sự giác ngộ, thường cưỡi trên mình con sư tử.

Sư tử dũng mãnh thường được chọn để bảo vệ những chốn linh thiêng như đền chùa và cung điện. Ngày nay,sư tử đá được sử dụng rộng rãi trong phong thủy tại công sở, ngân hàng, khách sạn cũng như những tòa nhà lớn. Người ta cho rằng tại các trung tâm, sảnh chở có một cặp sư tử đá phong thủy gác cổng sẽ giúp chọn lọc suy nghĩ của các vị khách đang bước vào cửa hàng. Nếu không có dụng ý xấu, họ sẽ được phép đi vào bên trong tòa nhà. Tuy nhiên, những kẻ có tà ý làm hại hoặc ngăn cản công việc của những người trong ngôi nhà sẽ bị ngăn không thể vào trong.

Sư tử vờn cầu cẩm thạch vàng

Hình tượng sư tử – loài chúa sơn lâm oai phong nhất trong các loài dã thú vì vậy dùng để tăng uy thế, sự sang trọng cũng như quyền uy, tăng linh khí cho nơi đặt tượng xua đuổi tà giúp gia can yên ổn và sung túc. Một trong những chất liệu và tạo hình về tượng sư tử đá được nhiều người ưa chuộng để bày biện, trang trí trước cổng công ty, đình chùa hay trước cổng nha đó là hìnhtượng sư tử vờn cầu cẩm thạch vàng thể hiện ý nghĩa cát tường, vui vẻ.

Người Việt chúng ta có coi trọng phong thủy nên việc việc đặt sư tử đá đúng bố trí chính xác hết sức quan trọng bởi như vậy mới phát huy được cái lợi của nó là trấn giữ bảo vệ gia can. Nên chọn sư tử đá cẩm thạch màu vàng, màu hồng, nâu, một đôi có đực có cái nhìn nhau, dưới chân sư tử đực vờn một quả cầu. Ngoài ra,sư tử đá còn được trong đền, miếu. Sư tử đá còn có thể trừ tà ma, nên hay được dùng để trấn trạch hay trấn mộ trong phong thủy. Tuy vậy, sư tử đá không thích hợp đặt ở nhà dân mà chỉ nên đặt ở cơ quan công quyền, cơ quan hành chính lớn, và những người có chức quyền lớn.


Bán sư tử đá Non Nước

Hình tượng sư tử đá du nhập và bán tại Việt Nam từ xa xưa với ý nghĩa đó là một linh vật biểu trưng cho sức mạnh Phật giáo. Qua sự dịch chuyển văn hóa giữa hàng ngàn năm, người Việt đã tiếp thu, học tập sáng tạo nên loại sư tử đá thuần Việt. Sư tử đá thuần Việt có tạo hình là con vật uy nghiêm, biểu cảm, gần gũi, không hướng đến sự trấn áp hay dọa nạt như sư tử đá Trung Quốc. Qua thời gian, sử tử đá đã tồn tại phát triển theo truyền thống văn hóa Việt dùng để canh gác cửa ra vào và ở các mộ, lăng tẩm xưa.

Trên thị trường hiện nay, việc chế tác và bán sư tử đá chủ yếu  tại các cơ sở điêu khắc đá như, làng đá Non Nước, Ninh Vân, Ninh Bình… đều được lấy mẫu từ tạo hình sư tử  truyền thống của người Việt được nhiều người ưa chuộng và tin dùng. Người nghệ nhân tại các làng đá đã thể hiện tài nghệ điêu khắc khéo léo sử dụng, từ chất liệu đá tự nhiên với các vân đá đẹp tạo nhiều họa tiết đan móc, khi thì gợn nhỏ tựa lưng vào nhau thành đường viền quanh miệng, khi thì to sù lên ở vai, khi lại xếp thành những bông hoa hé nở ở móng và chân, khiến cho người xem có ấn tượng như sư tử như đang sống cùng hơi thở nhịp nhàng.


Sư tử đá trong phong thủy

Sư tử đóng vai trò rất quan trọng trong phong thủy hiện đại. Biểu tượng sư tử đã được các doanh nhân hay các gia tộc có địa vị trong xã hội khéo léo khai thác tính phong thủy nhằm mang lại sự thịnh vượng về tài chính, phòng trừ tiểu nhân .

Sư tử đá trong phong thủy thường gồm cặp đực –cái. Từ ngoài nhìn vào cổng nhà, vị trí sư tử đực luôn đứng ở bên phải và sư tử cái luôn ở tay trái. Sư tử cái có chức năng lo lắng cho công việc nội bộ bên trong tòa nhà, trong khi sư tử đực bảo vệ chính tòa nhà. Con đực thể hiện năng lượng dương với chiếc miệng há rộng, trong khi con cái mang năng lượng âm với miệng ngậm chặt. Trong tư thế đầu hơi nghiêng, cặp sư tử với cặp mắt sắc sảo đang dè chừng những kẻ có tà ý, không cho chúng tiến vào dinh thự hay công sở. Vẻ ngoài hung tợn của cặp sư tử này giúp xua đuổi mọi nguy hiểm.

Ngày nay, những cặp sư tử đá non nước thế này vẫn được bài trí để tô điểm hai bên cửa chính của một số văn phòng, ngân hàng hoặc cơ sở kinh doanh và nhà riêng. Một số được đặt ở lối vào nhà để xua đuổi tà khí.

Ngựa đá cẩm thạch đỏ

Đá cẩm thạch đỏ là một loại đá có vân đẹp dùng để tạc tượng đem lại sự an tâm và làm giảm bớt lo lắng. Tính cân bằng của nó làm cho nó hài hòa tất cả các khía cạnh của cuộc sống. Bày trí tượng làm bằng đá cẩm thạch đỏ làm không gian trở nên tích cực, tràn đầy năng lượng, tự tin và khỏe mạnh hơn.

Trong phong thủy, tượng ngựa đá cẩm thạch đỏ thường dành tặng những người mới bắt đầu làm ăn buôn bán, mới khai trương. Cũng chính vì thế, người tặng tượng ngựa đá thường tế nhị chọn những bức tranh được chế tác từ đá quý như cẩm thạch đỏ vừa có ý nghĩa, vừa bền vững suốt đời. Tượng ngựa đá cẩm thạch đỏ vân ngọc nhẹ nhàng thanh thoát đan xen với nhau, trông sang trọng và lịch lãm. Lựa chọn một bức tượng ngựa đá cẩm thạch đỏ như ý, người ta cũng thường nghiên cứu và chọn cách trưng bày hợp lý. Theo phong thủy, khi trưng bày tượng ngựa đá cẩm thạch đỏ nên treo ở hướng Nam của ngôi nhà. Nếu để đàn ngựa chạy ra phía ngoài sẽ làm cho tài lộc vơi đi.

Ngựa đá cẩm thạch trắng

Cẩm thạch trắng là loại đá tinh túy và quý báu nhất của trời và đất.  Cẩm thạch trắng mang đến sự tinh khiết, ngọt ngào và nuôi dưỡng năng lượng may mắn và yêu thương cho người sử dụng nó. Các nghệ nhân đã đánh bóng các khối đá thô và trao tặng cho nó một hình hài giá trị vật chất: tượng ngựa đá cẩm thạch trắng. Người trưng tượng ngựa đá cẩm thạch trắng tại khuôn viên công trình công cộng, khách sạn, trong gia đình, công sở, cửa hàng đều tốt cho vận khí, tốt cho sức khỏe, tốt cho tiền tài.

Ngoài ra xu hướng ngày nay, tượng ngựa đá cẩm thạch trắng rất được  cơ quan công sở chú ý để làm quà tặng, quà biếu cho khai trương vì  lý do là hình ảnh ngựa đẹp, được nhiều người ưa thích bởi ý nghĩa tốt lành trong kinh doanh của nó. Về cách bày trí tượng ngựa cẩm thạch trắng, nhiều nhà phong thủy cho biết không nên đơn điệu một con, mà cần đặt thêm các biểu tượng trang trí bên cạnh và quay đầu vào nhà mới tốt.

Ngựa bằng đá cẩm thạch

Tượng ngựa bằng đá cẩm thạch có mặt ở các đền chùa  miếu mạo từ thời xa xưa. Rất phong phú, đa dạng, không chỉ giới hạn ở nơi thờ tự, trong cung đình mà còn phổ biến ra ngoài dân gian. Hình ảnh ngựa đá đã in sâu vào tâm trí của nghệ sỹ dân gian, chứng tỏ họ rất yêu thích, quý mến loài ngựa, muốn biến hình ảnh con ngựa thành hình tượng nghệ thuật có tầm vóc ngang hàng với những linh vật khác được tôn thờ ở Việt Nam. Hình tượng ngựa bằng đá cẩm thạch ở đình miếu thường được tạo tác là ngựa để các tướng lĩnh cưỡi, loại ngựa đá bay trên mây, khỉ ngồi trên đuôi ngựa, hay các loại ngựa bạch, ngựa hồng để biểu hiện cho quan hệ âm-dương, nóng-lạnh, lửa-nước.

Ngày nay, theo phong thủy, tượng ngựa bằng đá cẩm thạch thường thấy là hình ảnh Ngựa tung vó. Biểu tượng này tượng trưng cho sự phát đạt trong kinh doanh, sự nhanh nhạy và tăng tiến trong tiền tài. Đây là một vật khí bày trong công ty hay tại gia không thể thiếu cho những doanh nhân thường xuyên đi xa.

Ngựa đá non nước

Từ con vật đời thường và với bản tính tốt đẹp mà con người đã gán cho nó, thần thánh nó, huyền thoại nó, ngựa đá đã trở thành hình tượng nghệ thuật, trở thành con vật linh thiêng, hoá thân vào đời sống văn hoá tâm linh. Vì vậy, hình ảnh ngựa đá non nước được các nghệ nhân vùng núi đá non nước (Đà Nẵng) tác chế nên.

Ngựa đá là hiện thân của năng lực, may mắn, hạnh phúc, quyền thế là biểu tượng cho sự mau lẹ, sức mạnh, nghị lực, sáng tạo, giàu sang và cũng  tượng trưng cho sức mạnh, sự trung thành, táo bạo và sức sống mãnh liệt. Trong phong thủy, ngựa có tác dụng sinh vượng tất đạt được hiệu quả “mã đáo thành công”. Bản tính của ngựa là ưa sự phóng khoáng, không chịu sự ràng buộc, khí số mạnh mẽ không ngừng và điều đó khiến tinh thần con người chơi ngựa đá luốn phấn chấn, thoải mái. Chính vì vậy, tượng ngựa đá non nước được những người kinh doanh rất coi trọng và lựa chọn làm phong thủy đem lại sự thăng tiến, tiền tài, thuận lợi trong làm ăn.

Tượng ngựa đá cẩm thạch

Đá cẩm thạch là một trong những loại đá quý được biết đến lâu đời nhất và cho đến ngày nay thì chúng vẫn được yêu thích sử dụng rất phổ biến. Còn hình ảnh con ngựa biểu tượng cho kinh doanh phát đạt, sự gia tăng tiền tài và thăng quan tiến chức. VÌ vậy, từ những khối đá cẩm thạch quý qua bàn tay nghệ nhân đã mài giũa biến các khối đá cẩm thạch thành vật trang trí: ngựa đá cẩm thạch có giá trị dùng trong việc trưng bày, thờ phụng, trang hoàng và mang ý nghĩa phong thủy.

Tượng ngựa đá cẩm thạch thường được dựng lên qua hoạt cảnh hình ảnh đôi ngựa, tam ngựa, bát ngựa…Hình ảnh đôi ngựa đá cẩm thạch không những đem lại tài lộc, công danh mà còn có tác dụng hóa giải sát khí vốn đem lại họa về bệnh tật, sa sút. Vì thế đây là vật mang nguyên khí dùng bổ trợ cho phong thuỷ nhà ở, văn phòng, cửa hàng rất hiệu quả. Còn hình ảnh tượng tam ngựa đá cẩm thạch mang nguyên khí của Thổ, không những đem lại tài lộc, công danh mà còn có tác dụng phát huy thổ khí.

Tượng người cưởi ngựa đá

Do ngựa là loài được con người thuần hóa và loài vật gắn liền với chiến trận nên hình tượng người cưỡi ngựa đá hiện diện từ sớm trong văn hóa Đông-Tây. Hình ảnhtượng người cưỡi ngựa đá trong lịch sử luôn gắn liền với những bậc võ tướng, danh nhân, lãnh đạo tài ba lỗi lạc với những chiến công phi phường. Hình ảnh của Thành Cát Tư Hãn luôn gắn với tuấn mã, viên tướng nhà Hán là Hàn Tín không thể thiếu ngựa thậm chí đến cả nhà sư Tam Tạng khi đi thỉnh kinh thì cũng phải ngồi trên lưng ngựa. Đồng thời những danh tướng lẫy lừng trên lưng ngựa, từng chinh phục một vùng đất rộng lớn thuộc nhiều quốc gia trong một thời gian dài như: Alexander Đại đế, Napoleon Bonaparte hoặc những viên võ tướng lẫy lừng tam quốc như Lã Bố, Quan Vũ, Mã Siêu.

Biểu tượng người cưỡi ngựa đá là biểu tượng cho sự dũng mãnh và lòng tận tụy đồng thời là biểu tượng cho tài lộc, thành công, hình ảnh con ngựa tung vó hý vang biểu tượng cho sự kiêu hãnh và tự do và thanh khiết.

Bán tỳ hưu đá Non Nước

Do tính chất phong thủy linh nghiệm của tỳ hưu, nên nhiều người đều ưa chuộng bày biện loài linh vật này trong nhà để cầu tài lộc, may mắn. Tại làng non nước (Đà Nẵng) là nơi bày bán tỳ hưu đá với đủ vóc dáng và chủng loại, từ con nhỏ xíu như ngón tay cái, đến con lớn có chiều cao trên 3 mét.

Khi mua tỳ hưu bạn nên quan tâm đến chất liệu làm tỳ hưu sao cho hợp với mệnh của mình vì tác dụng của tỳ hưu đá khác nhau phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: hình dáng, đặc điểm của tỳ hưu, màu sắc và chất liệu tạc nên tỳ hưu… Chọn tỳ hưu nên chọn hình dáng miệng rộng, bụng to để có thể chứa nhiều tài lộc, tiền bạc…Còn muốn công danh tấn tới thì người mua phải chọn con tỳ hưu có sừng, có cánh, mông nhỏng cao, thuôn. Muốn cầu sức khỏe, bình an thì đó là con tỳ hưu có râu, mông thuôn và không có cánh và tuyệt nhất là lực chọn con tỳ hưu phải có chòm râu càng dài càng tốt, có cái bụng to và mông tròn căng, có sừng và có cánh. Sừng tỳ hưu có ý nghĩa bảo vệ gia chủ trong phong thủy, sừng càng to thì tỳ hưu càng mạnh và bảo vệ gia chủ được tốt hơn.

Nghệ thuật điêu khắc đá Ngũ Hành Sơn, ngoài trình độ chuyên môn về nghệ thuật thẩm mỹ ra người thợ điêu khắc còn cần sự hợp nhất về tâm của chính mình vào tượng để làm sao đưa được nét đặc trưng được thể hiện rõ ràng và không thể lẫn lộn với tượng của các tượng của nơi khác. Đây chính là điểm chính của nghệ thuật tượng đá Non Nước.

Kênh thời trang, làm đẹp