background img

Bài viết mới

Rồng đá cẩm thạch trắng

Rồng vốn không phải con vật gần gũi, quen thuộc với người Việt nhưng sớm đi vào nghệ thuật điêu khắc với nhiều loại hình khác nhau. Với chất liệu đá cẩm thạch trong nghệ thuật điêu khắc, những người thợ thủ công Việt Nam đã đưa cả các hiện tượng thiên nhiên thường thấy như trời, mây, sông nước, ngọn lửa vào tác phẩm tượng rồng đá cẩm thạch trắng. Không chỉ có vậy, với khả năng sáng tạo tài tình, nghệ nhân còn cách điệu, biến hình những đề tài nêu trên để tạo nên những tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp, đó là những tác phẩm tượng rồng đá cẩm thạch trắng nghệ thuật có giá trị cao. Vì vậy nhiều công trình đó được đặt tại các đình chùa, miếu mạo đã trở thành những tác phẩm có giá trị, được nhiều người ưa chuộng.

Về bày trí phong thủy, tượng rồng đá cẩm thạch không nên quay mặt về hướng Đông, có thể đặt rồng của bạn đối mặt với nước, vì sự hiện diện của năng lượng dương trong nước làm cho biểu tượng rồng được đánh thức và tỏa ra năng lượng quý giá.

Tượng rồng đá phong thủy

Từ thuở xa xưa người phương Đông đã luôn xem rồng là hình tượng mạnh mẽ không lộ nét hung hiểm, dữ tợn mà ngược lại thể hiện được khí thế oai nghiêm, mang đến nhiều may mắn cho công danh sự nghiệp.

Vì vậy tượng rồng đá phong thủy có tác dụng tăng cường phát huy quyền lực, có hiệu quả càng lớn việc trừ khử tiểu nhân. Đối với người có chức vụ cao nên đặt tượng rồng đá phong thủy phía bên trái hoặc bên phải của đại sảnh, phòng khách hay phòng làm việc của gia chủ. Bởi khi bố trí hình tượng rồng đá phong thủy như vậy là cách thể hiện quyền uy của người đứng đầu và là điềm tốt lành trong các mối quan hệ ngoại giao, thuận lợi cho việc tương kiến những quý nhân giúp đỡ hay hợp tác, tránh tai tiếng thị phi và tăng cường quyền uy. Ngoài ra, biểu tượng rồng đá phong thủy còn mang ý nghĩa thịnh vượng, trừ tà nên người Việt Nam thường thích trưng bày thành những vật dụng trang trí và coi đó như một cách làm tăng thêm may mắn.

Tượng rồng đá cẩm thạch

Trong nghệ thuật phương Ðông, rồng là biểu tượng của hoàng đế, của người quân tử. Rồng có khả năng dùng hơi thở thổi ra nguyên khí trời đất.  Trong đời sống dân gian dân dã – nơi hình tượng loài rồng đã được tạo tác, hiện diện đậm nét, sinh động qua nhiều mô típ khác nhau trong mọi kiến trúc đình, chùa, miếu mạo.

Tượng rồng đá cẩm thạch trong đình làng Việt không mang tính vương quyền cao quý, mà chứa đựng ý nghĩa phồn thực, cầu nước cho mùa màng và muôn loài, phản ánh ước vọng sinh sôi nảy nở, đủ đầy của con người và vạn vật. Mô tip “lưỡng long triều nguyệt” gần như phổ biến trên hầu hết các nóc đình. Bên cạnh đó, tượng rồng đá cẩm thạch mang nguyên khí Thổ, trong vận cát khí đem lại sự may mắn về công danh, tài lộc các mô hình tượng rồng đá được luôn được đề cao cả về tính thẩm mỹ lẫn ý nghĩa trong phong thủy trong chế tác từ đồ đá mỹ nghệ. Tượng rồng đá cẩm thạch phải bày biện tại các hướng Tây Nam hoặc Đông Bắc trong phòng khách hoặc phòng làm việc, ở cửa hàng kinh doanh buôn bán.


Tượng quan âm bằng đá ngồi sư tử

Phật giáo là một tôn giáo duy nhất có ảnh hưởng lâu dài để lại dấu ấn ở hầu hết các mặt của đời sống tinh thần, trong đó có đời sống sáng tạo nghệ thuật của cư dân Việt Nam.  Hai hình ảnh Phật giáo thường được truyền tụng nhiều nhất là Phật tổ và Quan Âm Bồ Tát.

Quan Thế Âm được người dân xem là vị Bồ tát hiện thân lòng từ bi của tất cả chư Phật. Được miêu tả trong nhiều nền văn hóa khác nhau, cả thân nam lẫn nữ giới, Quan Thế Âm là một trong những vị Bồ tát được tôn kính thờ phụng rộng rãi nhất trong Phật giáo Đại thừa. Một trong nhiều tạo hình tượng phật bằng đá phổ biến có tượng bà được trình bày tạo hình tượng Quan Âm bằng đá ngồi sư tử, thể hiện sự uy nghiêm tôn kính thường được trưng bày tại khuôn viên chùa. Điều này xuất phát từ một sự tích. Tương truyền rằng, sư tử sinh con nhưng con chết ngay sau khi sinh. Đau đớn quá nó rống lên thật to, bà Quan Âm nghe được và giúp con nó sống lại. Biết ơn bà, con sư tử nguyện làm vật bảo vệ giúp bà mỗi khi đi xuống chúng sinh cứu khổ cứu nạn.


Tượng quan âm ngồi tòa sen đá trắng

Từ bao đời nay hầu hết người Việt theo tín ngưỡng Phật luôn coi trọng việc xây cất công trình Phật giáo để chiêm ngưỡng và lễ bái. Chính sự ngưỡng vọng này đã làm cho Phật giáo càng gần gũi và có mối quan hệ khăng khít với đời sống cộng đồng. Việc bày trí không gian thờ cúng tại các công viên tâm linh hay sân chùa, miếu, đình hợp lý với tượng quan âm tạo không khí linh thiêng khiến người đến hành hương chiêm bái cảm thấy thoải mái và an nhiên.Về tôn tạo hình ảnh tượng quan âm, thông thường mà chúng ta thường thấy tượng quan âm ngồi tòa sen đá trắng lơ lửng trong hư không, bên dưới là bể cả sóng nổi lên rất cao, mắt Ngài nhìn xuống, tay trái bắt ấn cam lồ. Tượng quan âm thường được bố trí nơi trang trọng nhất khuôn viên công trình, thường là giữa mặt hồ tự nhiên hoặc nhân tạo.

Điều lưu ý nhỏ, khi thờ và trưng bày đối với tượng Phật, khi tượng bị hư hỏng nên sửa chữa lại. Nếu không còn dùng được nữa, chúng ta nên đem thả xuống sông, biển hoặc có thể đào hầm chôn, không nên bỏ tượng nơi bất tịnh.

Tượng quan âm bồ tát đá cẩm thạch

Quan âm bồ tát là hiện thân của đấng từ bi. Qua hình tượng quan âm bồ tát muốn nói lên tình thương chân thành tha thiết nhất trong con người . Tay trái Ngài cầm bình nước cam lồ biểu trưng cho lòng từ bi, nước này rưới tới đâu là chan rải tình thương tới đó làm mát mẻ, êm dịu đi mọi khổ đau của chúng sanh.
Trong thế giới tâm linh thì đạo Phật chi phối phần lớn tư tưởng tôn giáo các quốc gia Á Đông như Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam. Phật pháp vô biên tức là đạo pháp của Phật có công năng mạnh mẽ trên tất thảy mọi thứ. Tượng phật quan âm bồ tát là biểu tượng của Phật giáo, thường dùng để thờ cúng trong chùa, chiền và nhà ở. Những người phụ nữ gặp khó khăn về đường con cái thường hay cầu nguyện bồ tát để được nguyện ý.

Cùng với chất liệu đá cẩm thạch và từng mũi chạm khắc vào những khối đá vô tri đều được các nghệ nhân điêu khắc đá Non Nước đặc trọn tình cảm vào chắc hẳn sẽ tạo ra một bức tượng quan âm bồ tát đá cẩm thạch đẹp.

Tượng quan âm đá non nước

Với dáng vẻ thường thấy là đứng trên đài sen, một tay cầm bình cam lồ, một tay cầm cành dương liễu. Đây là vị Quan Âm có nhiệm vụ rảy nước cam lồ để mang lại sự mát mẻ cho nhân gian, xua tan đi cái nóng nực, hạn hán. Phật Quan Âm mang lại sự an lành, chế ngự hung khí, là bùa phù hộ may mắn cho gia chủ cũng như những người thân trong gia đình.

Tượng phật Quan Âm thường được đặt ở bản thờ Phật hoặc giữa gian phòng chính, những phương hướng phong thủy không tốt. Đặc biệt không được đặt tượng ở những nơi tối tăm, ô uế vì như vậy sẽ được xem là bất kính với Phật Quan Âm.

Đá non nước là chất liệu được khai thác ngay tại địa phương, ban đầu đây chỉ là những khối đá vô tri, vô giác, nhưng với sự hình thành lâu đời của làng đá non nước tại Đà Nẵng, cùng với sự chuyên nghiệp và cả cái tâm của những người thợ tại đây, đã tạo nên được những tượng quan âm đá non nước có thể chiều lòng các vị khách khó tính nhất.


Tượng cô gái đá ngũ hành sơn

Nghệ thuật chạm trổ và điêu khắc tại làng non nuớc (Đà Nẵng) là một trong những thành tựu rực rỡ, là một trong những đỉnh cao của nghệ thuật, văn hóa của Việt Nam. Trong điêu khắc đá tại Ngũ Hành Sơn, hình tượng người phụ nữ được các nghệ nhân miêu tả hết sức sống động trong nhiều tư thế, động tác. Tượng cô gái ngũ hành sơn vừa rất thực, rất thuần phác đầy đủ vẻ thánh thiện, thể hiện giá trị cao cả của phụ nữ một cách sinh động, xuất sắc.

Tượng cô gái ngũ hành sơn tôn vinh vẻ đẹp nữ tính mềm mại, uyển chuyển nhưng rất mạnh mẽ mang vẻ tự nhiên, sống động nhưng rất tinh tế; trang nhã, hiền hòa nhưng không mất đi vẽ kiên nghị, đường nét cơ thể cân đối, đầy sức sống thể hiện chất dương tính trong đấu tranh sinh tồn với miền nóng và gió. Qua các bức tượng hình tượng phụ nữ cũng thể hiện những khát khao cho cuộc sống sung túc hơn, lạc quan hơn và ở một góc độ nào đó, vai trò của người phụ nữ cũng thể hiện vị trí của họ trong tín ngưỡng, tôn giáo, trong sinh hoạt của cộng đồng và xã hội.

Tượng Phật di lặc đội tiền

Phật di lặc được coi là biểu tượng của sự hài hòa và hạnh phúc. Người ta tin rằng, nụ cười nội tâm của Phật di lặc mạnh đến mức nó luôn tỏa sáng trên gương mặt hiền từ, Phật đi tới đâu thì hạnh phúc sẽ tới đó.
Vì được xem như là tượng trưng cho sự thịnh vượng, nên tượng Phật di lặc thường được chế tác với nhiều kiểu dáng, ví dụ như tượng Phật di lặc đội tiền để cầu mong sự phú quý đúng với ước nguyện đời thường mà mỗi con người đều mong muốn. Xoa bụng Phật cũng được cho là mang lại vận may và sự tốt lành. Phật di lặc cũng là món quà ý nghĩa cho bất kì sự gặp gỡ nào.

Để có được một bức tượng Phật di lặc đẹp thì ngoài chất liệu chế tạo giúp cho có được độ bền cao là đá, thì còn phải kể đến tay nghề của những nghệ nhân nữa. Với kinh nghiệm lâu năm và cả cái tâm của họ để gửi vào những khối đá vô tri, vô giác nhất định sẽ tạo nên một bức tượng Phật di lặc bằng đá đẹp nhất.

Tượng Phật di lặc nằm đá non nước

Đá non nước là chất liệu rất quen thuộc đối với những ai biết nhiều về tượng đá, đây là loại đá có sẵn và được khai thác trực tiếp trong tự nhiên. Với thần thái trên gương mặt, cho đến dáng vẻ khi nằm của Phật di lặc cũng tạo được cảm dáng thoải mái cho người nhìn.
Trưng bày một bức tượng Phật di lặc tại nhà làm không chỉ có công dụng đem lại sự bình an, may mắn mà còn là vật để trang trí cho bắt mắt hơn. Nhiều người thích chọn tượng Phật di lặc nằm đá non nướccũng bởi vì thích khuôn mặt cười hả hê với mong muốn nhận được nhiều niềm vui và mọi sự như ý. Hãy trưng bày tượng Phật ở phía Đông Nam của phòng khách của toàn bộ ngôi nhà để giúp gia tăng vận may cũng như tài lộc.

Cùng với sự hình thành lâu đời của làng đá non nước, và với bàn tay điêu luyện của các nghệ nhân ở tại đây. Chắc hẳn sẽ tạo nên được một bức tượng Phật di lặc đẹp đúng theo như yêu cần của quý khách.

Tượng Phật di lặc gánh tiền

Cũng tương tự như tượng Phật di lặc đội tiền được biết đến như biểu tượng của sự thịnh vượng, nên tượng Phật di lặc gánh tiền cũng tượng trưng cho mong ước luôn được giàu sang của nhiều người.

Chẳng có gì là ngẫu nhiên khi tạo hình của Phật di lặc lại luôn nở nụ cười như vậy, mà đây chính là thể hiện tâm tư của đạo Phật từ xưa đến nay trong việc đem nụ cười vào cuộc đời.

Những người đang kinh doanh, hay những chính trị gia nếu sử dụng tượng Phật di lặc gánh tiền đặt ở nơi công ty hay cơ quan có thể làm tăng tài lộc, cũng như có thể giảm bớt được sự thù địch từ bên ngoài.

Bên cạnh đó, chất liệu để làm ra được một bức tượng Phật di lặc đẹp cũng rất quan trọng, với những chất liệu như gỗ hay kim hoàn thì khó bền và giá thành khá cao. Chính vì vậy, việc sử dụng đá để tạo ra một bứctượng Phật bằng đá đẹp là giải pháp tối ưu nhất trong việc vừa tiết kiệm lại còn giúp tượng đạt độ bền cao hơn.

Tượng phật di lặc đá non nước

Trong mô hình các loại tượng đá, mà đặc biệt là đá non nước ngày nay thì tượng Phật Di Lặc được đặc biệt sử dụng nhiều tại các cơ quan, công ty hay ngay tại trong chính gia đình. Vì theo tín niệm từ xa xưa mà nhiều người cho rằng, Phật Di Lặc là vị Phật mang lại sự hạnh phúc, an lạc cho chúng sinh.
Niềm vui duy nhất của Phật Di Lặc là biến những u buồn, muộn phiền của người khác trở thành niềm vui cho chính họ. Khi sử dụng và thờ phụng tượng Phật Di Lặc đá non nước đúng phong thủy, sẽ được ngài phù trợ vượt qua mọi khó khăn, dễ dàng thăng quan tiến chức và thậm chí là chiêu mộ nhân tài.

Không nên bày tượng Phật một cách ngẫu hứng và tùy tiện, tuyệt đối không được đặt Phật trong két bạc rồi khóa lại hoặc tủ kín giống như những món đồ trang sức khác. Vì hành động này được cho là bất kính với Phật, nếu để tượng Phật trong két bạc sẽ khiến gia đình xảy ra nhiều chuyện không hay, trẻ em thường xuyên bị ốm.

Tượng phật di lặc ngồi tòa sen

Theo thời gian, tượng đá Phật di lặc ngày càng phong phú với nhiều mẫu mã hơn trước kia, và chính những điều này cùng với sự linh nghiệm Phật di lặc trong phong thủy được nhiều người ưa chuộng hơn.

Ngoài dáng vẻ thường thấy như đứng đội tiền, gánh tiền, hay đơn giản là nằm thoải mái. Thì giờ đây, tượng Phật di lặc ngồi tòa sen cũng đã được ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu, sở thích của nhiều người.

Với kiểu ngồi thoải mái, trên tay cầm thỏi vàng như để biểu thị cho mong ước muôn đời nhưng cực kì gần gũi với tất cả mọi người. Là vật phẩm tôn kính, khi bày trí sẽ đem lại nhiều may mắn cho gia chủ, thì khi được thỉnh về nhất định phải được coi qua ngày giờ thích hợp thì tượng Phật di lặc mới phát huy được sức mạnh.

Có rất nhiều loại đá được sử dụng để tạc nên một bức tượng phật di lặc đẹp. Tùy vào sở thích của mỗi người mà các nghệ nhân ở tại đây đều có thể đáp ứng và cho ra đời sản phẩm chất lượng nhất.

Tượng phật thích ca bằng đá

Là người sáng lập ra đạo Phật, một trong những tôn giáo có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới trong lịch sử cũng như hiện nay, Phật Thích Ca đã vượt qua mọi tham ái là người biết phân biệt thiện ác, nhưng tâm không vướng mắc vào các phân biệt đó.

Vì vậy, tượng Phật Thích Ca bằng đá là dòng sản phẩm chế tác với mục đích chế tác và mỹ thuật thể hiện chân thiện mỹ mỗi người đặc biệt là Phật tử. Cái đẹp và đặc sắc của các bức tượng Phật thích ca chính là tay nghề vững chắc, nhiều kinh nghiệm và quan niệm tạo hình từ những người thợ điêu khắc làng đá non nước hiểu và hướng tâm về giáo lý đạo Phật. Bố cục bức tượng được thực hiện hài hòa kỹ lưỡng giữa các thể loại nghệ thuật tạo hình chỗ chạm nông chỗ sâu, chỗ chạm  tinh xảo kết hợp với ngôn ngữ của hội họa tạo nên những sản phẩm tượng Phật có giá trị và được nhiều Phật tử tin tưởng thờ ngưỡng. Tượng Phật Thích Cabằng đá tư thế đứng đang niệm pháp thường đắp y choàng qua cổ không có đắp y để trống trước ngực có chữ vạn bày biện tôn thờ tại chùa chiền, khu công viên tâm linh tạo cảm giác an toàn, tâm thư thái, thoải mái cho người hành hương viếng thăm.

Tượng phật thích ca bằng đá ngọc

Đạo Phật đến với Việt Nam qua quá trình lịch sử hết sức lâu dài. Kèm theo đó, là một nền văn hoá Phật giáo, đặc biệt là mỹ thuật Phật giáo có ảnh hưởng không nhỏ đến văn hoá, mỹ thuật đất nước suốt hàng ngàn năm lịch sử. Ngày nay, đến những ngôi chùa ta thấy nhiều pho tượng Phật thích ca bằng đá được chế tác mang đậm vẻ đẹp của chính người Việt. Các pho tượng Bồ tát, La hán… thì yếu tố nghệ thuật điêu khắc đá mỹ nghệ Việt càng đậm nét hơn. Một trong những điển hình là tượng La Hán chùa Tây Phương. Có thể nói, khi tạc tượng Phật giáo, người Việt đã gửi vào đó những gì đẹp nhất trong quan niệm dân tộc mình.

Về cách bày biện tượng Phật, thường bàn thờ Phật phải đủ rộng để có thể tôn trí tượng Phật, bài trí lư hương, chén nước, bình hoa, dĩa quả và luôn sạch sẽ, trang nghiêm. Riêng bàn thờ Phật tại gia, sau khi chúng ta thỉnh Phật về tôn trí tại tư gia, nếu hội đủ duyên lành nên thỉnh ít nhất một vị thầy về nhà làm lễ an vị đồng thời cầu an cho gia đạo.


Tượng bổn sư thích ca đá xám

Như ngồi trên tòa sen, hai bàn tay bắt ấn Tam muội, nhục kế trên đỉnh đầu, đôi mắt mở ba phần tư và mặc ca sa.  Đó là một vài nét biểu tướng của Phật Thích Ca. Ngoài ra, các chùa còn có thờ tôn tượng đá Đức Phật Thích Ca sơ sinh tay chỉ thiên tay chỉ địa.

Phật Thích Ca là vị Phật rất thân thuộc trong dân gian tín ngưỡng của người Việt xưa và nay, chính vì vậy việc sử dụng mô hình tượng đá Phật Bổn Sư Thích Ca không chỉ phục vụ nhu cầu tâm linh, mong sự bình an và may mắn, mà còn có giá trị lớn về nghệ thuật trưng bày tượng.
Ở tượng Phật Bổn Sư Thích Ca đá xám như toát lên cái thần thái riêng của Đức Phật từ bi hỷ xả. Đâu đó có sự bao dung, vị tha như chính tấm lòng của Ngài, cùng với chất liệu tốt có sẵn trong tự nhiên được bàn tay tỉ mỉ, khéo léo của bàn tay các nghệ nhân của làng đá Non Nước thực hiện, chắc hẳn sẽ cho ra đời một bức tượng phật đẹp nhất.

Tượng phật thích ca

Tượng về Phật giáo luôn là chủ đề được các nghệ nhânđiêu khắc đá đá Non Nước thể hiện một cách xúc tích và sâu sắc quá trình phát triển lịch sử, về cuộc đời từ bi quảng độ, đức hạnh của các đức Phật, cũng như một phần triết học uyên thâm của Phật giáo.

Tượng Phật Thích Ca được tạo hình với vẻ mặt tròn, đỉnh đầu có gò thịt nổi cao, cằm vuông vức, nơi ấn đường (chỗ đầu hai lông mày giao nhau) có nốt ruồi đỏ. Tai dày, tròn, đầy đặn, thành quách phân minh, sắc trắng hơn mặt. Hai tay dài và dày. Ngực có chữ vạn, mình vàng, sắc hoàng kim. Cũng tùy theo bố trí thờ cúng của mỗi chùa mà tượng Phật Thích Ca có các tư thế đứng, ngồi khác nhau. Tuy nhiên, tượng Phật Thích Ca thường được tạc theo thế ngự trên đài sen, hai tay để ấn tam muội, đôi mắt khép lại ba phần tư. Có nhiều phật tử thờ Phật thích ca tại gia sẽ bảo hộ sự bình an nhưng cũng phải theo những quy tắc nhất định. Đầu tiên là tượng Phậtđem về nhà không nên coi là đồ cổ hay vật báu mà cất giữ cẩn thận. Như vậy sẽ ảnh hưởng tới mọi thành viên trong gia đình. Thứ nữa là chúng ta không nên đặt tượng trong phòng ngủ, không nên mua quá nhiều tượng về nhà, không được đặt tượng tại những nơi không sạch sẽ, ẩm thấp.

Tượng Phật thích ca đẹp

Những công trình Phật giáo có giá trị nghệ thuật và  mang ý nghĩa đóng góp công sức của con người, nặng lòng tín ngưỡng tôn giáo đều có mặt của những bức tượng Phật thiêng liêng. Trong đó, tượng Phật Thích Ca đẹp nhất khi tạc hình lúc Ngài đang tu khổ hạnh trong khổ hạnh lâm, thân thể gầy ốm chỉ còn da bọc xương, hoặc tạc hình lúc Ngài thành đạo ngồi dưới cội cây Bồ đề, hoặc khi Ngài ngự trên đài sen cũng là một ý nghĩa tượng trưng siêu thực. Bởi vì hoa sen được biểu thị cho đức tánh thanh tịnh và giải thoát. Hoa sen phát xuất trong vũng bùn nhơ nhớp, mà vẫn tỏa ra mùi hương thanh khiết. Đó là đặc tính không thể tìm được trong các loài hoa khác. Nằm giữa vũng bùn nhơ nhớp, mà không bị lây nhiễm mùi hôi hám, trái lại còn đầy đủ hương vị thơm tho, đó mới thật là thanh tịnh.

Bất cứ một tôn giáo nào phần nghi lễ thờ phụng vẫn được coi là phần thiêng liêng quan trọng. Nhờ hình thức ấy gây cho tín đồ thêm vững niềm tin và thánh hóa tâm hồn người Phật tử. Thờ vị Phật hay Bồ tát nào là do nhân duyên của mỗi người, có thể thờ tượng Phật Thích Ca, tượng Phật A Di Đà, tượng Bồ tát Quan Thế Âm

Tượng phật thích Ca Mâu Ni

Theo sách cổ về Phật giáo lưu truyền lại, Thích Ca Mâu Ni nghĩa là người hay phát khởi lòng nhân từ mà tâm hồn luôn luôn an tĩnh, vắng lặng. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người khai sáng ra đạo Phật. Tượng phật Thích Ca Mâu Ni được thờ ngay giữa chính điện, ngự trên đài sen với tư thế ngồi kiết già, hoặc ngồi kiết già với tay phải cầm hoa sen đưa lên.

Hình ảnh Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật tay cầm cành hoa sen đưa lên, được gọi là Phật Thích Ca “Niêm Hoa Vi Tiếu”- đây là hình ảnh của Đức Phật trong Pháp Hội Linh Sơn, mang một ý nghĩa về “có mà như không, không mà như có” (Sắc bất dị không, không bất dị sắc) của đạo thiền. Theo kinh điển Phật Giáo ghi chép,tương truyền ngày nọ đức Phật lên toà giảng Pháp – không luận giải dài dòng như mọi ngày, Ngài chỉ im lặng cầm một cành hoa đưa lên trước hội chúng. Hội chúng ngơ ngác không ai hiểu gì, chỉ tôn giả Ca Diếp lặng lẽ mỉm cười như ngầm thâm ngộ ý nghĩa lời dạy của Thầy. Đức thế Tôn liền nói: “Ta có Con mắt của Chánh Pháp, Diệu Tâm của Niết Bàn, Thực Tướng của Vô Tướng, Pháp này Siêu Việt Ngôn, từ nay ta truyền trao cho Ca Diếp”. Thế là, bằng lối “Niêm Hoa Vi Tiếu”, Đức Thế Tôn đã khai sinh ra dòng Thiền tông, một tông phái lấy tâm truyền tâm, coi trọng tự chứng, không qua ngôn ngữ văn tự mà chỉ dùng tuệ giác vốn có nơi tâm.

Tượng bổn sư thích ca đá non nước

Tượng Phật Bổn Sư Thích Ca thường đắp y choàng qua cổ không có đắp y khoát vuông để trống trước ngực có chữ vạn. Phật Thích Ca thường ở trong các chùa Phật giáo Bắc Tông đều thờ Ngài ở chính giữa chánh điện. Nên gọi Ngài là đấng Trung Tô của thế gian này.

Khác hơn Bồ Tát, vì hàng Bồ Tát tuy khởi lòng từ độ khắp chúng sanh nhưng giác hạnh chưa được viên mãn, chỉ có Phật, tâm cảnh đều viên mãn. Căn bản trí được hiển lộ toàn vẹn, ngũ trụ phiền não đã tận diệt, hai thứ sanh tử không còn, ba giác đã trọn, muôn đức đã đủ, đầy đủ mười hiệu, nay chỉ nên một hiệu là Như Lai thì mười hiệu đồng bày. Trưng bày tượng Phật Bổn Sư Thích Ca trong nhà cũng giúp gia đình được bình an và mang lại nhiều may mắn.
Có rất nhiều chất liệu để chế tác nên một bức tượng, nhưng tuy nhiên nếu sử dụng bằng chất liệu đá để thực hiện, đặc biệt là đá non nước thì sẽ cho ra bức tượng Phật Bổn Sư Thích Ca đá non nước đẹp và có tuổi thọ cao hơn rất nhiều.

Tượng phật quan âm ngồi đài sen

Phật giáo là một tôn giáo duy nhất có ảnh hưởng lâu dài và khá liên tục đến toàn bộ châu Á. Vì thế, việc để lại dấu ấn ở hầu hết trong đời sống sáng tạo nghệ thuật tượng hình điêu khắc. Hai hình ảnh Phật giáo thường được Phật tử thờ cúng và tạc tượng nhiều nhất là tượng Phật tổ và tượng Phật quan âm.

Với ba đặc tính: từ bi với chúng sinh khổ nạn, quyết tâm đối trị cái xấu, hoan hỉ với cái tốt, tượng Phật quan âm ngồi đài sen trở thành hình ảnh thân thuộc và quen gặp trong đời sống Phật tử. Để bày trí tượng Phật quan âm tối kị đặt tượng Phật quan âm cùng các tượng thần khác. Như vậy rất không tốt và không gặp may mắn. Khi dâng đồ cúng tượng Phật quan âm thường chỉ cần hoa tươi và hoa quả, không được cúng đồ mặn bởi Ngài vốn thanh tịnh, tinh khiết và ăn chay. Đối với hướng đặt tượng Phật quan âm thì tránh tuyệt đối không được quay tượng Phật quan âm vào các hướng, đó là: nhà vệ sinh, cửa phòng ngủ, bàn ăn. Bởi những hướng này thường không được thanh tịnh.

Tượng Bồ Tát bằng đá cưởi trên lân

Hình tượng bồ tát có rất nhiều sự hóa thân khác nhau, những hóa thân này không dựa vào kinh sách mà chỉ dựa vào tư tưởng được pha trộn với tín ngưỡng dân gian mà tạo thành. Tượng bồ tát bằng đá cưỡi trên lân là một hóa thân khác của Văn thù bồ tát, tượng trưng cho trí tuệ, đây được xem như một trong những vị bồ tát quan trọng của Phật giáo.

Vốn dĩ kỳ lân là linh vật cực kì linh thiêng nên khi được lựa chọn làm linh vật cho bồ tát Văn thù, khiến cho toàn cảnh bức bồ tát bằng đá cười trên lân trở nên linh ứng và tôn quý, xứng đáng với cốt cách thần tiên hơn.

Từng đường nét của một tượng bồ tát bằng đá đẹp khi được chạm khắc cực kì tinh xảo dưới bàn tay đầy kinh nghiệm, cùng con mắt nghệ thuật của từng nghệ nhân điêu khắc đá tại đây, bên cạnh đó chất liệu bằng đá có thể dễ dàng khai thác trong tự nhiên với độ bền cao hơn so với các chất liệu khác mà giá thành lại cực kì phải chăng sẽ đáp ứng được yêu cầu của quý khách.

Tượng phật di lặc đá cẩm thạch xám

Đá cẩm thạch có ý nghĩa đem lại sự an tâm và giảm lo lắng. Tính cân bằng của nó làm cho nó hài hòa với các khía cạnh trong cuộc sống. Các loại đá quý cẩm thạch cũng được cho là phục hồi và cân bằng năng lượng trong chu trình sinh sản của cả nam và nữ giới.

Trong phong thủy, đá cẩm thạch được sử dụng trong nhiều hình thức khác nhau vì sự chúng được sự ưa chuộng của nhiều người. Đá cẩm thạch có rất nhiều màu sắc tùy theo sở thích và ý nghĩa riêng, nhưng với đá cẩm thạch xám khi được dùng để tạc tượng Phật di lặc bằng đá sẽ tạo cảm giác hài hòa, dễ chịu hơn vì tính chất của đá cũng như thần thái vốn có của Phật di lặc.

Tượng Phật di lặc bằng đá cẩm thạch xám được làm từ chất liệu đá được khai thác tại địa phương. Chính vì có sẵn trong tự nhiên nên đá đã được hấp thụ linh khí của đất trời, khi dùng loại đá này để tạc tượng, chắc hẳn sẽ cho ra được bức tượng Phật di lặc đẹp.

Tượng địa tạng vương bồ tát bằng đá

Địa tạng là một vị bồ tát được thờ trong Phật giáo Đông Á. Địa tạng vương bồ tát được biết đến bởi lời nguyền cứu độ tất cả chúng sinh trong lục đạo luân hồi. Địa tạng thường được xem như bồ tát của chúng sanh dưới địa ngục.
Trong văn hóa của nhiều nước phương Đông, cụ thể là Nhật Bản, Địa tạng là bồ tát hộ mệnh cho trẻ em, cũng như bảo vệ các vong linh của trẻ em hay những bào thai chết yểu. Khi trưng bày tượng địa tạng vương bồ tác nếu hư hỏng thì nên đi sửa lại, không nên bỏ tượng ở nơi bất tịnh, vì hành động này được cho là bất kính.

Có rất nhiều chất liệu để làm nên một bức tượng bồ tác đẹp, nhưng để có thể giữ được độ bền và tránh hư hỏng nhiều với thời gian thì chất liệu đá được cho là lựa chọn tốt nhất. Với rất nhiều loại đá được phát hiện và khai thác trong tự nhiên hiện nay, chắc hẳn sẽ tạo nên một bức tượng địa tạng vương bồ tát bằng đá phù hợp với yêu cầu của mỗi cá nhân.

Giới thiệu linh vật phong thủy: tỳ hưu bằng đá

Tỳ hưu cũng là một trong những linh vật được nhiều người tin dùng trong phong thủy. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến khách hàng những kiến thức cơ bản về tỳ hưu bằng đá để khách hàng có thể lựa chọn được linh vật phong thủy phù hợp để được phù trợ tốt nhất.
tỳ hưu đá non nước
Tỳ hưu bằng đá trong phong thủy
Trong phong thủy, tỳ hưu được coi là một vị thần giữ của. Chưng tỳ hưu bằng đá trong nhà, gia chủ có thể giữ được vận mệnh tiền tài trong nhà lâu bền, ngoài ra còn có thể thu hút được nhiều vận hên trong việc làm ăn thu thập của cải cho gia đình. Không những thế, tỳ hưu còn là linh vật có thể trừ được tà khí, khắc chế “Ngũ hoàng đại sát” nên sẽ giúp cho gia chủ tránh được những hung khí, giúp hóa dữ thành lành, gia đình luôn được bảo vệ và bình an. Khi chưng tỳ hưu gia chủ cũng cần nghiên cứu cách bày trí đúng cách để linh vật này có thể phát huy được khả năng cao nhất của mình.
tỳ hưu bằng đá
Tỳ hưu bằng đá đen
Tỳ hưu bằng đá là linh vật không thể thiếu trong những yếu tố phong thủy. Chính những ý nghĩa quan trọng trên mà linh vật này được sử dụng rộng rãi trong thế giới tâm linh của người Việt Nam. Tại các cở sở bán linh vật đá phong thủy, khách hàng rất dễ tìm mua tỳ hưu với nhiều chất liệu khác nhau như tỳ hưu đá non nước, tỳ hưu đồng, tỳ hưu gỗ. Những cũng cần chú ý những điều cần thiết về hình dáng cơ bản để tránh mua phải tỳ hưu không đúng theo phong thủy.

Sư tử bằng đá vàng 60cm

Sư tử bằng đá vàng được đánh giá rất cao bởi vẻ đẹp, sự sang trọng được sử dụng rộng rãi với khả năng chống cháy và sự đa dạng về mặt tạo hình điêu khắc. Được chế tác từ nguyên liệu đá cẩm thạch vàng – một loại đá cấu tạo từ đá vôi dưới tác động của nhiệt độ và áp suất trong lớp vỏ trái đất. Một trong những ưu điểm vượt trội của đá cẩm thạch vàng là các khoáng chất có trong đá tạo ra các đường vân độc đáo trên tượng sư tử không hề lặp lại với nhiều màu sắc họa tiết.

Sư tử đá trong phong thủy được dùng để giải trừ nhiều loại hình sát trước nhà. Đồng thời, nó còn có tác dụng tăng thêm uy phong cho cơ quan hay công ty lớn, tăng thêm sinh khí cho ngôi nhà dựa theo thuật phong thủy, có khả năng đặc biệt chống lại những mất mát tài chính bất ngờ, ngăn ngừa dòng tiền chảy ra, giúp giảm bớt khó khăn và cải thiện tài vận. Nó hay được dùng để hóa giải trong các trường hợp: nhà ngay giao lộ, cột đèn trước cửa, cây to trước cửa hay cửa sổ


Nghệ thuật điêu khắc đá Ngũ Hành Sơn, ngoài trình độ chuyên môn về nghệ thuật thẩm mỹ ra người thợ điêu khắc còn cần sự hợp nhất về tâm của chính mình vào tượng để làm sao đưa được nét đặc trưng được thể hiện rõ ràng và không thể lẫn lộn với tượng của các tượng của nơi khác. Đây chính là điểm chính của nghệ thuật tượng đá Non Nước.

Kênh thời trang, làm đẹp